Các hợp chất chính của nitơ Nitơ

Hiđrua chính của nitơ là amôniắc (NH3) mặc dù hiđrazin (N2H4) cũng được biết đến rất nhiều. Amôniắc là một chất có tính bazơ nhiều hơn nước, và trong dung dịch thì nó tạo ra các cation amôni (NH4+). Amôniắc lỏng trên thực tế là một chất có tính tạo các ion kép (amôni và amit (NH2-); cả hai loại muối amit và nitrua (N3-) đều được biết đến, nhưng đều bị phân hủy trong nước. Các hợp chất của amôniắc bị thay thế đơn và kép được gọi là các amin. Các chuỗi lớn, vòng và cấu trúc khác của hiđrua nitơ cũng được biết đến nhưng trên thực tế không ổn định.

Các lớp anion khác của nitơ là azua (N3-), chúng là tuyến tính và đồng electron với điôxít cacbon. Các phân tử khác có cấu trúc tương tự là đinitơ mônôxít (N2O), hay khí gây cười. Đây là một trong các dạng ôxít của nitơ, nổi bật nhất trong số các ôxít là nitơ mônôxít (NO) và nitơ điôxít (NO2), cả hai ôxít này đều chứa các điện tử không bắt cặp. Ôxít sau thể hiện một số xu hướng với sự nhị trùng hóa và là thành phần chính trong các loại khói.

Các ôxít tiêu chuẩn hơn là đinitơ triôxít (N2O3) và đinitơ pentôxít (N2O5), trên thực tế là tương đối không ổn định và là các chất nổ. Các axít tương ứng là axít nitrơ (HNO2) và axít nitric (HNO3), với các muối tương ứng được gọi là nitritnitrat. Axít nitric là một trong ít các axít mạnh hơn hiđrôni.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nitơ http://pubs.nrc-cnrc.gc.ca/rp/rppdf/v03-178.pdf http://box27.bluehost.com/~edsanvil/wiki/index.php... http://www.bookrags.com/sciences/sciencehistory/ai... http://www.cartalk.com/content/columns/Archive/199... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m1200/is... http://books.google.com/?id=6eF4AfEwF4YC&pg=PA338 http://books.google.com/?id=TuMa5lAa3RAC&pg=PA508 http://books.google.com/?id=qmZDpnV-sYYC&pg=PA283 http://books.google.com/?id=yS_m3PrVbpgC&pg=PR15 http://auto.howstuffworks.com/question594.htm